Hướng Dẫn Kiểm Tra Chất Lượng, Vận Hành Băng Tải Cao Su
Băng tải cao su sử dụng phổ thông ở Việt Nam, đặc biệt các ngành công nghiệp nặng như khai khoáng, sản xuất xi măng, kho bãi hoặc công nghiệp chế biến thức ăn gia súc. Băng tải cao su được xếp cùng nhóm dây băng tải ôm trực tiếp trục tang pu li với nhóm băng tải PVC, băng tải PU, băng tải Teplon TPFE.
Các yêu tố để kiểm tra chất lượng dây băng tải cao su.
- Mặt dây băng tải cao su chất lượng tốt thường nhẵn, phẳng, không có các vết rạn nứt hay vết rỗ;
- Màu của mặt dây băng tải đen đều, mượt và bóng;
- Độ dày cạnh biên của dây băng tải cao su phải đều về độ dày và không có vết rạn;
- Băng tải cao su thường có mùi khét nhẹ. Tuy nhiên, mùi khét này để ý kỹ mới thấy. Còn nếu mùi khét dây băng tải cao su mà nồng thì chứng tỏ vật liệu băng tải cao su chưa được xử lý tốt;
- Các lớp bố liêu quan tới chỉ số EP của dây băng tải và chịu lực kéo giãn của dây băng tải. Các sợi bố thường kết dai, săn chắc. Thông thường lớp bố càng dày thì chỉ số EP càng lớn, nhưng không tuyệt đối thế. Khả năng chịu kéo giãn của dây băng tải cao su còn phụ thuộc vô độ săn, độ dai, độ dẻo của các sợi dệt nên lớp bố;
- Độ đàn hồi, chịu mài mòn, lực kéo đứt… của dây băng tải liên quan tới chất lượng lớp cao su. Có thể trắc nghiệm chất lượng lớp cao su băng cách lấy dao lam rạch một sợi vuông nhỏ, kích thước chừng 2mm x 2mm. Sau đó kéo căng sợi cao su đó ra cho tới khi sợi đứt. Băng tải cao su chất lượng càng cao thì tỷ lệ kéo căng của sợi cao su trước khi đứt càng lớn.
Quy trình vận hành băng tải cao su
- Quy trình vận hành này quy định trình tự tiến hành các công việc chạy máy, kiểm tra theo dõi hoạt động của thiết bị trong quá trình làm việc, cách thức xử lí một số sự cố thường gặp, một số công tắc an toàn khi chạy máy, bảo dưỡng, sửa chữa.
- Quy trình này được dùng làm tài liệu hướng dẫn, đào tạo vận hành cho công nhân vận hành. Làm cơ sở cho việc định kỳ kiểm tra bảo dưỡng nhằm tăng tuổi thọ thiết bị. Quy trình này được sử dụng trong công tác vận hành thiết bị tại chỗ và những cá nhân khi làm các công việc có liên quan đến thiết bị này.
Các thiết bị chính của băng tải vận chuyển:
- Động cơ, khớp nối, hộp giảm tốc
- Puly chủ động, pu ly bị động, các con lăn đỡ băng
- Băng cao su
- Các thiết bị an toàn gồm có các công tắc báo lệch băng, các giám sát tốc độ, công tắc giật dây, cầu chì nhiệt của khớp nối thuỷ lự
Vận hành:
Vận hành băng tải ở chế độ tự động từ trung tâm
Công việc chuẩn bị trước khi chạy máy
Kiểm tra toàn bộ băng tải về các chức năng cơ khí:
- Kiểm tra các bulông , ốc vít về độ chặt ....
- Kiểm tra bao che với băng tải ngoài trời
- Kiểm tha về tình thạng dầu mỡ bôi trơn cho hộp giảm tốc, khớp nối thuỷ lực, các ổ đỡ...Đảm bảo đủ về số lượng, đúng về chủng loại.
- Kiểm tra các thiết bị an toàn chúng phải được lắp đầy đủ và hoạt động tốt.
- Đối trọng căng băng phải được treo tự do không có gì cản trở. Đối với các bang tải ngắn không dùng đối trọng mà căng bang bằng vít me phải kiểm tra độ căng của băng đã đảm bảo chưa.
- Kiểm tra các điều kiện an toàn về con người và thiết bị
- Trước khi cho băng tải hoạt động phải kiểm tra trên dưới mặt bang, cạnh băng xem có chướng ngại vật hoặc người đang làm việc. Nếu thấy an toàn mới cho phép khởi đông máy.
- Kiểm tra các thiết bị an toàn chúng phải được lắp đầy đủ và hoạt động tốt.
- Kiểm tra về hiệu lực của các thiết bị an toàn (các công tắc dừng khẩn cấp, các vị trí che chắn an toàn, tình trạng các tấm vét...)
Kiểm tra các điều kiện về điện:
- Nguồn cung cấp điện đã sẵn sàng.
- Các công tắc an toàn không bị tác động
- Đặt công tắc lựa chọn phương thức chạy máy về “Automatic”(A)
Khi máy đang hoạt động người vận hành tại chỗ cần phải:
- Kiểm tra tình trạng hoạt động của hệ thống truyền động.
- Kiểm tra sự rò rỉ dầu ở hộp giảm tốc, khớp nối.
- Động cơ cần kiểm tra về độ rung, nhiệt độ, tiếng kêu khác thường.
- Kiểm tra các con lăn về độ mòn, kẹt...
- Thường xuyên kiểm tra các cửa đổ về bám dính của vật liệu, độ mòn của các tấm lót.
Chú ý:
Nếu phát hiện ra băng tải bị sự cố lớn như: Bị kẹt liệu, đổ liệu ra ngoài băng bị cứa rách lập tưc phải dừng máy khẩn cấp và báo cho người có trách nhiệm biết để sử lý.
Khi máy dừng hoạt động người vận hành tại chỗ cần phải:
- Nếu băng tải dừng chủ động trong thời gian dài:
- Làm vệ sinh vật liệu bám dính trên bề mặt của các puly chủ động bị động
- Điều chỉnh các lưỡi làm sạch băng, thay thế nêu cần
- Thay thế các rèm băng bị rách
- Thay thế các con lăn bị hỏng.
- Thông tắc các cửa đổ.
- Nếu băng dừng theo sự cố trục trặc trong dây chuyền hoặc dừng chủ động trong thời gian ngắn thì tiến hành kiểm tra chuẩn sẵn sàng chạy máy từ trung tâm.
Vận hành băng tải ở chế độ tại chỗ:
- Việc vận hành băng tải chạy tại chỗ được sử dung khi cần chạy để kiểm tra, sử lí sự cố, chạy thử sau khi tiến hành bảo dưỡng sửa chữa.
Điều kiện khởi động băng tải:
- Động cơ đã được đóng điện.
- Băng tải không còn báo động
- Trên mặt băng không còn liệu, nếu còn thì phải đảm bảo các thiết bị trước đã được chạy ổn định
Khởi động băng tải tại chỗ:
- Dùng công tắc vận hành tại chỗ bố trí ở cạnh máy để chạy và dừng băng tải theo yêu cầu
- Những sự cố xảy ra khi vận hành băng tải cao su
Ưu điểm của băng tải cao su
- Băng tải cao su có khả năng chịu mài mòn cao, độ kéo dãn lớn nên giúp nâng cao tuổi thọ của hệ thống băng tải.
- Băng tải cao su có khả năng chống thám nước, ẩm ướt và hóa chất tốt hơn so với các loại khác.
- Khả năng chịu lực, chịu được các va đập trong quá trình sử dụng
- Băng tải có khả năng co dãn theo chiều ngang và chiều dọc thuận lợi tùy theo nhu cầu của bạn.
- Sử dụng băng tải cao su cũng như băng tải chuyển hàng có thể vận chuyển được các dòng sản phẩm có trọng lượng lớn.